Việc bị đau nhức răng là vô cùng khó chịu cho tất cả mọi người, cha ông xưa thường có câu “đau mắt giắt răng” để nói lên sự khó chịu đó. Vì thế nên, nhức răng phải làm sao để hạn chế đau cũng như hạn chế biến chứng là một điều được rất nhiều người quan tâm.
>> nhức chân răng phải làm sao
>> cách trị nhức răng hiệu quả nhất
Có rất nhiều cách khắc phục tình trạng đau nhức răng, mỗi cách đều có những hiệu quả khác nhau, dưới đây là một số cách nhằm khắc phục tình trạng đau nhức chân răng mà bạn có thể áp dụng:
1. Chườm lạnh 2 bên má:
Một trong những biện pháp phổ biến nhất mà thường bị bỏ qua là áp dụng đá lạnh để ở các bên của khuôn mặt nơi có răng bị đau. Điều này có thể làm giảm bớt sưng, giúp giảm đau nhức
2. Sử dụng than củi hoạt tính pha với nước
Xem xét việc sử dụng than củi hoạt tính pha với nước vừa đủ để tạo thành một keo dán sền sệt. Một khi bạn đã thực hiện được điều này, đặt nó trên miếng gạc cotton hoặc một bông gòn cắn nhẹ nhàng xuống từng chút một.
3. Ngậm nước muối:
Dùng nước muối ấm súc miệng và ngậm trong miệng khoảng vài phút. Điều này giúp giảm đau đớn tạm thời trong một số trường hợp.
4. Sử dụng thảo mộc đơn giản:
- Để giảm đau nhức răng, bạn có thể nhai lá của các loại cây ổi, bàng non cùng một chút muối ăn, nhai ngậm, mỗi lần 5 – 10 phút. Sau mỗi lần ngậm, súc miệng sạch. Ngày làm 3 – 5 lần.
- Ngắt một cành của cây Cành giao (còn gọi là cây xương khô), để nhựa tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau.
- Sử dụng cây hoa Cúc Áo: Lấy một cái hoa cúc áo bóp nát, đặt vào chỗ đau, sẽ giảm hẳn đau nhức. Cây có tác dụng sát khuẩn cao. Thành phần chủ yếu là tinh dầu cay, hăng, trong chứa Spilantein và Spilantola có tính sát khuẩn, gây tê.
- Lấy 10 lá trầu không, cắt nhỏ rồi đun sôi cùng 1 bát nước sạch trong vòng 20 phút. Đợi khi nước nguội thì dùng để ngậm mỗi khi đau răng, mỗi lần ngậm từ 5 – 10 phút, sau đó súc miệng bằng nước sạch. Nên áp dụng ngày ngậm 5 – 10 lần. Phương pháp này cũng có hiệu quả tích cực đối với bệnh nha chu.
- Đập dập hạt na lấy nhân, sau đó nghiền nhỏ rồi đặt vào hố răng
- Vỏ thân cây sao đen, cạo bỏ lớp bần thô bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng, sắc đặc, ngậm khi răng đau. Có thể phối hợp hai vị lá lốt và sao đen, đồng lượng, rồi đem sắc đặc, ngậm khi răng đau nhức, tác dụng giảm đau nhanh hơn.
- Pha loãng dầu cây đinh hương hoặc dầu oregano với dầu ôliu nhằm tránh hiện tưởng bỏng miệng, đau thần kinh trong miệng, theo tỉ lệ: 2 -3 muỗng cà phê đinh hương pha loãng với 1/4 muỗng cà phê dầu ô liu. Nhúng một miếng bông gòn trong hỗn hợp và nhẹ nhàng cắn xuống trên răng bị đau.
5. Các vị thuốc dân gian:
- Nghiền thành bột mịn các vị thuốc sau: thanh đại 40g, phèn chua 20g, hùng hoàng, mai hoa, băng phiến mỗi vị 1g. Tất cả trộn đều, đóng vào lọ, nút kín, để nơi khô ráo. Sử dụng hỗn hợp này chấm, xát vào chỗ răng lợi bị sưng đau rồi ngậm 5 – 10 phút rồi súc miệng sạch, áp dụng 5 – 10 lần trên ngày.
- Trường hợp khác: sưng chân răng, có kèm hiện tượng thối lở thì bạn có thể lấy bột thanh đại (hay còn gọi là bột chàm, bột chàm nhuộm vải) bôi xát vào chân răng. Làm như vậy trong khoảng 10 – 20 phút, sau đó súc miệng bằng nước muối pha loãng. Áp dụng 5 – 10 lần trên ngày.
- Khi bị sưng lợi, gây đau nhức chân răng, bạn có thể dung 1 cái xác rắn ( xà thoái) đốt thành than rồi trộn đều với mỡ heo. Sau đó bôi hỗn hợp này vào vùng lợi bị sưng tấy.
6. Một số bài rượu thuốc chữa đau răng:
- Lấy các hoa tươi của cây cúc áo ngâm rượu (50g hoa ngâm với 300ml rượu) trong 10 – 15 ngày là được. Ngày làm 5 – 10 lần, mỗi lần ngậm 10 – 15 phút. Sau đó súc miệng sạch.
- Tế tân, thạch cao mỗi vị 10g. Đem rễ tế tân, rửa sạch, phơi khô, cắt nhỏ, hoặc tán thành bột thô. Thạch cao tán thành bột thô. Hai thứ ngâm với 100ml rượu trong 10 – 15 ngày, lấy dịch chiết, ngậm khi đau răng. Cách dùng tương tự như vị cúc áo. Lưu ý: nên dùng quả gần chín, hoặc chín khô, hoặc rễ xuyên tiêu ngâm với ethanol 60 – 70 độ, tỷ lệ 1:5 (nếu dùng rễ xuyên tiêu, cần rửa sạch, phơi khô, tán bột thô). Sau khi ngâm 1 – 2 tháng, lấy dịch thuốc, dùng tăm bông tẩm thuốc chấm vào chỗ răng, lợi bị sưng đau.
- Nụ hoa khô của cây đinh hương tán giập rồi ngâm rượu, chiết lấy dịch thuốc, làm tương tự như vị xuyên tiêu.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét