Bệnh nha chu là một trong những nguyên nhân quan
trọng gây mất răng bởi vì nó liên quan trực tiếp đến mô nâng đỡ quanh chân
răng. Bệnh nha chu bao gồm bệnh của nướu và các bệnh lý phá khác như xương ổ
răng, dây chằng... Bệnh thường có 2 giai đoạn: viêm
nướu và viêm nha chu.
|
Benh nha chu |
Dấu hiệu bị viêm nứu
- Dễ dàng chảy máu khi chải răng.
- Trường hợp nặng có thể chảy máu tự phát (phát hiện trễ).
- Cảm giác hơi khó chịu.
- Nướu đổi màu so với bình thường (hoặc đỏ thẫm, hoặc tím thẫm).
- Nướu sưng lớn hơn bình thường.
Nếu kịp điều trị ở giai đoạn này,
bệnh sẽ khỏi hẳn. Nếu không, phần lớn các trường hợp sẽ tiến triển thành viêm
nha chu. Lúc đó, dù điều trị thế nào, bạn cũng không thể hồi phục như cũ vì
bệnh đã phá hủy các mô nâng đỡ răng sâu bên dưới nướu như xương, dây chằng nha
chu và xê-măng. Ở thời kỳ viêm nha chu, nguy cơ mất răng cao.
Nguyên nhân gây bệnh nha chu:
- Chế độ dinh dưỡng và bảo vệ sức
khỏe răng miệng không tốt.
- Tâm lý căng thẳng (làm giảm sức đề kháng của cơ thể).
- Hút thuốc lá, bị tiểu đường.
- Các bệnh tác hại đến hệ thống miễn dịch như bệnh bạch cầu, nhiễm HIV/AIDS.
Phòng và chữa bệnh nha chu:
Điều quan trọng nhất là đánh răng
đều đặn để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và khe nướu. Sáu tháng 1
lần, nên đến nha sĩ khám răng định kỳ và lấy sạch vôi răng, mảng bám ở những
nơi bàn chải không làm sạch được.
Nha sĩ sẽ tư vấn về cách vệ sinh
răng miệng như cách chọn lựa bàn chải đánh răng, sử dụng đúng chỉ nha khoa,
chải kẽ răng để lấy sạch mảng bám. Nha sĩ cũng là người tư vấn chọn lựa thuốc
súc miệng, kem chải răng thích hợp để giúp chúng ta bảo đảm được sức khỏe răng
miệng và dự phòng tốt bệnh nha chu, viêm nứu...
Khi đi khám, bạn đừng quên báo với
bác sĩ nha khoa những thay đổi về sức khỏe chung, các thứ thuốc mà mình đang sử
dụng như thuốc tránh thai, chống trầm cảm, tim mạch... vì chúng có thể tác động
đến sức khỏe răng miệng.
Bênh lý răng
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét